15 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh và hiệu quả

Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa rất dễ gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày. Việc áp dụng những cách chữa trào ngược tại nhà bằng mẹo dân gian không còn xa lạ với nhiều người. Trong bài viết dưới đây xin tổng hợp những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh, hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo nhé.

 

Trào ngược dạ dày là gì? Nguyên nhân do đâu?

Trào ngược dạ dày là gì?

Theo sinh lý thông thường, khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại.

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được gọi là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày?

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn quá no, ăn thực phẩm khó tiêu: đồ ăn nhanh, nước có ga, cà phê, rượu…
  • Mắc bệnh lý về dạ dày: viêm loét, trợt niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày, hẹp môn vị…
  • Tác dụng phụ của thuốc tây
  • Thừa cân, béo phì
  • Mang thai
  • Stress…

Những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

1- Dùng mật ong

Tác dụng của mật ong:

Mật ong được coi là chất kháng viêm tự nhiên, có rất nhiều tác dụng đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản như: trung hòa acid dịch vị, điều tiết dịch vị trong dạ dày, kháng viêm, tiêu viêm, phục hồi niêm mạc dạ dày thực quản, tiêu diệt các vi khuẩn Hp, kích thích tiêu hóa và cải thiện sức mạnh cho hệ miễn dịch. Nếu bạn sử dụng mật ong hằng ngày có thể điều trị các bệnh trào ngược rất hiệu quả.

Cách dùng mật ong như sau:

Cách 1:

  • Dùng 2 thìa cà phê mật ong pha cùng 100ml nước ấm,
  • Khuấy đều, uống vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy, trước khi ăn sáng
  • Nên kiên trì uống hằng ngày để ngăn ngừa tái phát và giảm chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Cách 2:

  • Chuối hột thái lát mỏng, phơi thật khô, sao vàng và đem tán bột mịn
  • Dùng 2 thìa cà phê mật ong, trộn cùng 2 thìa cà phê chuối hột thành hỗn hợp
  • Ăn trực tiếp vào mỗi sáng sau khi đánh răng
  • Ăn liên tục 20-30 ngày để giảm triệu chứng trào ngược.

2- Dùng nghệ tươi

Tác dụng của nghệ:

Trong thành phần nghệ tươi có chứa hoạt chất Curcumin có đặc tính chống oxy hóa và rất tốt trong việc kiểm soát viêm nhiễm, ngăn chặn tình trạng viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, sử dụng nghệ có thể giảm các triệu chứng của viêm thực quản do trào ngược và giảm nguy cơ khó tiêu, buồn nôn.

Cách dùng nghệ như sau:

Cách 1:

  • 50 gram nghệ tươi rửa sạch thái lát mỏng cho vào lọ thủy tinh
  • Đổ 1 lít mật ong nguyên chất cho ngập nghệ
  • Đậy nắp lại và đặt nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp khoảng 1 tuần là có thể sử dụng
  • Mỗi lần dùng khoảng 2 thìa cà phê nghệ mật ong, pha cùng một ít nước ấm uống
  • Nên dùng 2 – 3 lần/ngày trong 4 – 6 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm dạ dày được cải thiện rõ rệt.

Cách 2:

  • Dùng1 củ nghệ tươi rửa sạch, cạo hết vỏ cho vào giã nát  cho nhuyễn cho ra cốc
  • Cho thêm 1 thìa mật ong, 100ml nước ấm vào khuấy đều
  • Uống đều đặn trước bữa ăn.

3- Dùng tỏi

Tác dụng của tỏi:

Trong Đông y, tỏi có tính ấm, vị hơi cay, mùi hăng có tác dụng xoa dịu cơn đau do viêm dạ dày và ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại vi khuẩn, giúp người bệnh ngăn ngừa và giúp cải thiện tốt những bệnh lý gồm: trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày, đau dạ dày… và loại bỏ nhanh triệu chứng của đường tiêu hóa: đầy bụng, chán ăn, nóng rát ở vùng thượng vị, khó tiêu, trướng bụng…

Trong Y học hiện đại, tỏi có chứa nhiều hợp chất: Allicin, liallyl sulfide, ajoene, cysteine, diallyl disulfide, diallyl trisulfide, acid amin tự nhiên, khoáng chất selenium, S-allyl cysteine… Thành phần Allicin trong tỏi khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, điều trị tốt bệnh trào ngược dạ dày, làm lành những tổn thương và khắc phục nhanh những triệu chứng.

Cách dùng tỏi như sau:

Cách 1:

  • 15gr tỏi bóc vỏ, rửa sạch và để ráo nước cho vào cối giãn hoặc đập dập cho vào bình thủy tinh
  • Đổ mật ong nguyên chất cho ngập chỗ tỏi
  • Đậy kín nắp và đặt nơi khô ráo thoáng mát trong 3 tuần là có thể dùng được
  • Dùng 1 thìa cà phê tỏi ngâm mật ong trước hoặc sau bữa ăn. Ngày dùng 2-3 lần.
  • Sử dụng liên tục để triệu chứng bệnh được cải thiện tốt nhất.

Cách 2:

  • 50 gram tỏi bóc vỏ sạch và rửa với nước để thật ráo
  • Thái nhỏ hoặc đập dập bỏ trong bình thủy tinh có nắp đậy
  • Đỏ 100ml rượu trắng vào cho ngập rồi đậy kín, bảo quản nơi khô ráo khoảng 10 ngày thì mang ra sử dụng
  • Uống 1 muỗng cà phê rượu tỏi 2 lần/ngày.
  • Sử dụng vào mỗi buổi sáng trước sau ăn và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Kiên trì thực hiện khoảng 3 tuần sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

4- Gừng tươi

Tác dụng của gừng:

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, đây là một loại dược liệu có khả năng điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Bởi, trong gừng có chứa lượng lớn hoạt chất Tecpen và Oleoresin có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giúp giảm đau tốt.Chính vì thế, những dưỡng chất trong gừng có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe và tinh thần, giúp chống lại tình trạng đầy hơi, khó tiêu và chữa lành các tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Cách sử dụng bằng gừng như sau:

Cách 1:

  • Gừng 2-3 củ đem cạo vỏ và rửa sạch, thái thành những lát mỏng cho vào lọ.
  • Đổ ngập mong vào cho ngập gừng và đậy nắp
  • Ngâm khoảng 1 tuần thì có thể sử dụng bằng cách ăn 2 lát gừng trong mỗi bữa ăn.
  • Ăn liên tục trong 2 tuần để giảm triệu chứng trào ngược, ợ hơi

Cách 2:

  • 2-3 củ gừng cạo bỏ vỏ và rửa sạch, thái lát mỏng
  • Cho vào bát ngâm cùng giấm khoảng 1 tuần
  • Mỗi ngày ăn khoảng 3 lát trong các bữa ăn, nhớ nhai kĩ và nuốt cả bã
  • Dùng khoảng 7 ngày sẽ thấy triệu chứng trào ngược thuyên giảm

5- Lá tía tô

Tác dụng của lá tía tô:

Theo Đông Y, lá tía tô có vị cay nhẹ, mùi thơm đặc trưng và tính ấm có tác dụng chống viêm, làm lành niêm mạc, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong lá tía tô cũng chứa quercetin, acid rosmarinic,… có khả năng kháng viêm, sát trùng.  Ngoài ra, lá tía tô còn chứa nhiều glucosid và tanin, đây là các hoạt chất giúp hạn chế tiết axit, tạo một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết viêm loét. Hàm lượng vitamin C và khoáng chất có trong loại lá này giúp giảm tình trạng mệt mỏi và cải thiện chức năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng.

Cách dùng tía tô như sau:

Cách 1:

  • Dùng 300g lá tía tô tươi đem rửa sạch bằng nước muối rồi giã nát và lọc lấy nước cốt.
  • Cho thêm một ít muối hạt vào nước tía tô để giảm mùi tanh nồng rồi uống trực tiếp.
  • Mỗi ngày nên uống 2 lần, uống duy trì ít nhất trong khoảng 15 ngày.

Cách 2:

  • Dùng 100g lá tía tô tươi, rửa sạch và dùng để đun nước uống.
  • Mỗi ngày uống khoảng 1 lít nước lá tía tô thay cho nước trà
  • Uống duy trì khoảng 1 tháng để đạt hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

6- Lá mơ lông

Tác dụng của lá mơ lông:

Theo Đông y, lá mơ lông có vị đắng, tính mát có công dụng sát khuẩn và giải độc hiệu quả. Ngoài ra, y học hiện đại cũng chỉ ra, trong lá mơ lông có nhiều hoạt chất như Vitamin C, protein, carotene, tinh dầu… giúp trung hòa acid trong dạ dày và củng cố hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm tình trạng sưng viêm ở vùng niêm mạc dạ dày hiệu quả và nhanh chóng. Sử dụng lá lông mơ thường xuyên giúp làm lành các vết viêm loét, giảm nhanh trào ngược lượng acid dư thừa trong dạ dày.

Cách dùng lá mơ lông như sau:

  • 200g lá mơ lông đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra rổ để ráo nước
  • Cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt và bỏ bã.
  • Có thể uống trực tiếp nước lá mơ lông hoặc mang đi hấp cách thủy
  • Nên uống ngày 2 lần nước lá mơ lông để  cải thiện triệu chứng.

7- Lá trầu không

Tác dụng của lá trầu không:

Theo đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và điều hòa lượng axit ở trong thành dạ dày. Ngoài ra, y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, các hoạt chất Tanin ở lá trầu không còn giúp làm lành sự tổn thương do các vết loét gây ra ở dạ dày, cân bằng độ PH, ngăn cản sự phát triển các tế bào tự do và vi khuẩn gây ra tình trạng trào ngược

Cách dùng lá trầu không như sau:

  • Dùng10 lá trầu không đem rửa sạch và ngâm tiếp với nước muối pha loãng
  • Cho lá trầu vào ấm cùng 300ml nước, đun sôi khoảng 15 phút
  • Chắt lấy phần nước trầu không và bỏ bã
  • Để nước bớt nóng người bệnh có thể uống.
  • Nên uống trước các bữa ăn khoảng 1 tiếng.

8- Lá nha đam

Tác dụng của lá nha đam:

Trong lá nha đam có chứa hoạt chất acemannan, glycoprotein và arabinose có công dụng chống viêm, giảm đau sưng, kháng khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do, từ đó bảo vệ được thành niêm mạc dạ dày và thực quản. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin E và vitamin nhóm B, các loại acid amin cùng với khoáng chất như kali, canxi, kẽm, natri… giúp kiểm soát lượng đường huyết có trong máu mà còn ngăn ngừa sự phát triển và lan rộng của các vết loét vùng niêm mạc dạ dày.

Cách dùng lá nha đam như sau:

  • Dùng 5 lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và lấy phần thịt bên trong.
  • Lấy phần lớp gel trắng ở nha đam vào máy xay và xay nhuyễn.
  • Bỏ hỗn hợp trên đổ vào lọ thủy tinh, cho thêm 500ml mật ong và khuấy sao cho thật đều.
  • Bảo quản cẩn thận hỗn hợp ở ngăn mát của tủ lạnh.
  • Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê nha đam ngâm mật ong ăn trực tiếp. Ngày ăn khoảng 2-3 lần
  • Nên thực hiện đều đặn trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy được sự thay đổi đáng kể.

9- Chuối xanh

Tác dụng của chuối xanh:

Theo đông y, chuối xanh có tính bình, vị chát, có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, thành phần khoáng chất, chất xơ, vitamin có trong chuối xanh giúp làm đầy lớp niêm mạc, giảm tình trạng tổn thương. Chất tanin trong chuối xanh có tác dụng tạo nên một lớp nhầy để bảo vệ vùng niêm mạc, làm se những vết loét do trào ngược, viêm loét dạ dày gây ra.

Cách dùng chuối xanh như sau:

  • 2 quả chuối xanh đem gọt hết vỏ và ngâm trong nước muối (có thể dùng nước gạo ngâm để loại bỏ bớt phần nhựa chuối)
  • Vớt chuối ra rổ và để ráo nước và cắt thành từng lát mỏng rồi lại ngâm với nước muối khoảng 15 phút
  • Vớt chuối ra và ăn kèm với cơm
  • Mỗi tuần bạn nên dùng từ 3-4 lần để giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất.

10- Cam thảo

Tác dụng của cam thảo:

Cam thảo là dược liệu quý phổ biến trong Đông y có vị ngọt giúp giải độc, bổ tỳ, ích khí hóa đờm thường được sử dụng để trị các bệnh về đường tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày. Bởi cam thảo có chất kích thích niêm mạc dạ dày kháng tiết dịch vị axit giúp làm lành các vết loét dạ dày, phục hồi các tổn thương trên niêm mạc thực quản, dạ dày.

Cách sử dụng cam thảo như sau:

  • 1 nắm cam thảo đem rửa sạch cho vào ấm và đỏ thêm 1 lít nước đun sủi
  • Chắt lấy nước hoặc dùng cam thảo pha trà để uống
  • Mỗi ngày uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
  • Sử dụng nước cam thảo đều đặn trong khoảng 1 – 2 tuần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

11- Lá ổi

Tác dụng của lá ổi:

Theo y học cổ truyền, lá ổi có tính ấm, chứa nhiều tinh dầu và hoạt chất chống viêm, khử khuẩn nên được dùng nhiều trong điều trị viêm loét, chữa lành vết thương.

Theo y học hiện đại, trong lá ổi có chứa Flavonoid, Tanin, Saponin… có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Hoạt chất tanin trong lá ổi sẽ kết hợp với protein trong dịch vị dạ dày tạo thành một lớp màng phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, làm cho người bệnh giảm đau, tiêu viêm.

Cách sử dụng lá ổi như sau:

  • Dùng 50g lá ổi non rửa sạch, vớt ra rổ để ráo nước và thái nhỏ, cho lên bếp sao cùng 200g gạo lứt
  • Cho lá ổi và gạo lứt vào xoong và đổ thêm 500ml nước sạch đun đến khi sôi
  • Lọc lấy nước cốt và bỏ phần bã
  • Uống nước hỗn hợp khi còn ấm để có hiệu quả cao nhất.

12- Hạt thì là

Tác dụng của hạt thì là:

Theo Đông y, hạt thì là có tính ấm, giúp cân bằng khí huyết và có tác dụng kích thích tiêu hóa.Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong hạt thì là có chứa chất Anethole còn có tác dụng thư giãn cơ trơn, chống co thắt dạ dày từ đó giúp giảm hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Cách sử dụng hạt thì là chữa trào ngược dạ dày như sau:

Cách 1:

  • Sau ăn trưa và tối, mỗi lần nhai kỹ 2 thìa hạt thì là và nuốt từ từ xuống bụng.
  • Áp dụng cách trên trong vài tuần để các triệu chứng thuyên giảm dần.

Cách 2:

  • Đun sôi 500ml nước và cho thêm 100g hạt thì là vào
  • Đun sôi thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp.
  • Để nước hạt thì là nguội thì sử dụng, chắt lấy nước uống ngày 3 lần vào trước mỗi bữa ăn 30 phút.

13- Lá bạc hà

Tác dụng của lá bạc hà:

Theo nghiên cứu, lá bạc hà chứa nhiều methol – đây là một chất đã được khoa học công nhận về khả năng kháng khuẩn, giảm đau, giảm tiết axit trong dạ dày. Tại một số nước như Ấn Độ hay Iran, lá bạc hà được sử dụng làm thuốc chữa đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy. Đây là những triệu chứng phổ biến khi bị viêm dạ dày hoặc các vấn đề khác ở dạ dày.

Cách sử dụng lá bạc hà như sau:

  • Lấy khoảng 2-3 lá bạc hà tươi rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng.
  • Mỗi khi thấy trào ngược, đau bụng, khó tiêu thì nhai
  • Mỗi ngày có thể nhai lá bạc hà 2-3 lần đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện

14. Trà hoa cúc

Tác dụng của trà hoa cúc:

Theo nghiên cứu, trong trà hoa cúc có chứa tinh dầu Bisabolol, Apigenin giúp chống viêm, kháng khuẩn và chống dị ứng, tái tạo da non,… Ngoài ra, trà hoa cúc còn giúp cải thiện các triệu chứng về đường tiêu hóa như: ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy và trào ngược dạ dày.

Cách pha trà hoa cúc như sau:

  • Một nắm hoa cúc tươi mang phơi khô hoặc có thể mua sẵn trà hoa cúc khô đóng gói.
  • Cho hoa cúc vào ấm hãm với nước sôi khoảng 15 phút.
  • Để nước trà nguội và uống nhâm nhi trước khi đi ngủ.
  • Có thể cho thêm 1-2 thìa cà phê mật ong để tăng tính thơm ngon và tăng tác dụng của trà.

15- Baking soda

Tác dụng của baking soda:

Baking soda có độ PH kiềm, điều này khiến nó trở thành phương thuốc phổ biến đề làm giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, baking soda có tác dụng kháng khuẩn, trung hòa nồng độ axit trong dạ dày từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược.

Cách sử dụng baking soda:

  • Để sẵn 1 ly nước lọc trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 tiếng rồi lấy ra
  • Cho 1 thìa nhỏ baking soda vào rồi khuấy đều cho tan hết.
  • Uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ
  • Duy trì việc uống hỗn hợp này với tần suất 2 lần mỗi ngày, mỗi ngày uống 100ml, nên uống thành từng ngụm nhỏ.
  • Duy trì 2 – 3 tuần để nhanh khỏi bệnh.

Chú ý khi sử dụng cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà:

  • Không được dùng baking soda quá 2 tuần nếu không được bác sĩ yêu cầu.
  • Không sử dụng cách trị bệnh này cho trẻ dưới 12 tuổi.

Bình Vị Thái Minh- Giải pháp cải thiện trào ngược dạ dày tại nhà

Ngoài việc sử dụng các cách trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm giúp ngăn ngừa và đẩy lùi nhanh triệu chứng của bệnh giúp bạn nâng cao chất lượng cuộc sống.

Sản phẩm Bình Vị Thái Minh sẽ giúp bạn ngăn ngừa trào ngược dạ dày hiệu quả với công dụng:

  • Trung hòa, giảm acid dịch vị, hạn chế hiện tượng trào ngược acid dạ dày
  • Bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn cản sự bào mòn của acid dịch vị, từ đó tạo thời gian trống để các tế bào niêm mạc tự phục hồi
  • Kích thích tiêu hóa, tăng tốc độ tháo rỗng của dạ dày, giảm trào ngược, đầy hơi.

Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh sau khi sử dụng Bình Vị – Thái Minh thì triệu chứng giảm rõ rệt, cụ thể như sau:

  • Giảm 83.1% triệu chứng ợ nóng
  • Giảm 89.2% hiện tượng trào ngược
  • Cải thiện 83.4% chứng buồn nôn
  • Giảm 95.2% nóng rát vùng họng

Sản phẩm đã được cấp phép bởi Cơ quan Y tế

Số ĐKCB: 863/2020/ĐKSP

Sản xuất tại: Nhà máy Công nghệ cao Thái Minh HiTech – Nhà máy đạt chuẩn GMP.

Cập nhật lúc: 08/03/2024
Loading...