Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là tình trạng đại tràng – ruột già bị rối loạn chức năng. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, nhưng khi người bệnh đi khám lại không phát hiện bất kỳ tổn thương thực thể nào.
Hội chứng ruột kích thích còn có nhiều tên gọi khác như viêm đại tràng nhầy, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính,…
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích
Ở thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý một vài yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng được chỉ ra như sau:
– Các vấn đề về tâm lý: Stress, ức chế thần kinh,… tác động xấu đến não bộ. Điều này khiến các tín hiệu giữa trục não – ruột bị ảnh hưởng, gây rối loạn quá trình tiêu hóa.
– Thực phẩm: Bạn ăn những thực phẩm không phù hợp với cơ địa của bản thân dẫn đến bị mắc hội chứng ruột kích thích.
– Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… không đúng liều lượng gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
– Sự thay đổi nồng độ hormon Estrogen và Progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ: Nồng độ 2 loại hormon này tăng cao là nguyên nhân làm giảm nhu động ruột, gây triệu chứng táo bón. Đây có thể là lý do khiến phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới.
– Các yếu tố gây nhiễm trùng đường tiêu hóa: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
– Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiêu hóa Mỹ đăng trên tạp chí Gastroenterology, khoảng 2% bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sở hữu gen SCN5A. Những bệnh nhân này thường bị rối loạn chức năng kênh Na, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình co bóp ở đường ruột.
Hội chứng ruột kích thích có thể chữa được không?
Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục phần lớn những khó khăn mà hội chứng mang lại, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách áp dụng một số mẹo dưới đây.
Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích đơn giản và hiệu quả
Ăn cháo củ sen
Củ sen là nguyên liệu tự nhiên giàu Vitamin C, Vitamin B, chất xơ và các chất điện giải. Do đó, ăn củ sen thường xuyên là một phương pháp hữu ích trong việc kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 40g củ sen được thái nhỏ, 60g gạo tẻ và đậu váng trắng được rửa sạch.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, nấu thành cháo.
- Nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi thưởng thức.
Uống nước sung nướng
Quả sung là thực phẩm quen thuộc giàu Vitamin và chất xơ có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Nếu bạn sử dụng thường xuyên bài thuốc dân gian từ quả sung, tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm đáng kể.
Cách thực hiện mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng quả sung như sau:
- Rửa sạch 3 – 4 quả sung bằng nước muối.
- Nướng quả sung trên bếp than đến khi cháy xém.
- Dùng quả sung đã nướng để hãm với nước sôi.
- Bạn có thể cho thêm mật ong hoặc đường để dễ uống hơn.
Uống nước nghệ tươi
Thành phần chính có trong củ nghệ là Curcumin, có tác dụng kháng khuẩn. Do đó, bạn có thể sử dụng nghệ để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và khắc phục các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Cách thực hiện:
- Sử dụng nghệ tươi, cạo vỏ và rửa thật sạch.
- Dùng máy xay để xay nhuyễn nghệ, sau đó chắt lấy phần nước cốt.
- Uống trực tiếp nước cốt nghệ, có thể cho thêm mật ong để dễ uống hơn.
- Sử dụng nước nghệ 2 lần/ ngày và trước các bữa ăn.
Nhai lá cây lược vàng
Cây lược vàng là nguồn dược liệu chứa nhiều thành phần tốt cho các hoạt động của cơ quan tiêu hóa như Flavonoid, Vitamin B, Vitamin C,… Do đó, nếu bạn sử dụng thường xuyên cây lược vàng, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ dần thuyên giảm.
Bạn có thể áp dụng mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng các cách sau:
- Cách 1: Nhai lá cây lược vàng trước mỗi bữa ăn để hấp thu trực tiếp các dưỡng chất từ lá cây.
- Cách 2: Hãm nước: Cắt lá cây lược vàng đã rửa sạch thành những phần nhỏ, đun sôi với nước. Bạn có thể chiết nước đó để uống trong ngày.
- Cách 3: Ngâm rượu bằng lá cây: Rửa sạch lá cây rồi đập dập, cắt thành những miếng nhỏ, bỏ vào bình rượu để ngâm khoảng 15 – 20 ngày. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 cốc rượu nhỏ trước bữa ăn.
Uống nước lá nổi hãm
Thành phần chính có trong lá ổi là Flavonoid – một hoạt chất tự nhiên có tác dụng kháng viêm, giảm thiểu cơn đau và giúp hạn chế triệu chứng tiêu chảy. Đó là lý do vì sao sử dụng lá ổi đã trở thành bài thuốc dân gian trong công cuộc chữa trị hội chứng ruột kích thích.
Bạn có thể áp dụng mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng lá ổi một cách đơn giản như sau:
- Thu hoạch khoảng 45 – 50 búp lá ổi non, rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn.
- Cho búp ổi vào nồi nhỏ, đổ một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi khoảng 15 – 20 phút.
- Chắt lấy nước để uống trong ngày.
Uống nước hoa chuối
Hoa chuối là thực phẩm thông dụng ở nước ta. Với hàm lượng chất xơ cao, hoa chuối giúp kích thích quá trình co bóp ở đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
Bạn có thể sử dụng hoa chuối để khắc phục triệu chứng táo bón ở người mắc hội chứng ruột kích thích như sau:
- Thái mỏng hoa chuối, ngâm với nước muối để hoa chuối không bị đen.
- Rửa sạch hoa chuối rồi cho vào nồi, đổ vừa đủ nước, đun sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Gạn lấy nước và uống trong ngày.
Uống trà gừng
Trà gừng là thức uống quen thuộc trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn sử dụng trà gừng đều đặn, tình trạng khó tiêu sẽ dần thuyên giảm.
Cách tiến hành:
- Sử dụng gừng tươi, cạo vỏ, rửa thật sạch.
- Đập dập gừng hoặc thái thành từng lát mỏng.
- Hãm với lượng nước sôi vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút.
- Uống khi trà còn ấm.
Uống nước gạo rang
Nước gạo rang có khả năng bù nước và các khoáng chất, giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy. Đồng thời, nước gạo rang còn có công dụng tuyệt vời trong việc thải trừ các chất độc hại ở đường ruột. Từ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
Cách tiến hành:
- Rang gạo đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm.
- Đổ thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 5 – 10 phút.
- Chắt nước ra cốc và uống trong ngày.
Chườm nóng bụng
Khi bạn chườm nóng, thân nhiệt sẽ dần tăng lên. Từ đó, các cơ và dây chằng trong cơ thể bạn giãn ra, giảm kích thích thần kinh. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đầy hơi một cách đáng kể.
- Chuẩn bị túi chườm hoặc chai nước nóng.
- Chườm nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại ở phần bụng và quanh rốn.
- Thực hiện đến khi triệu chứng sôi bụng thuyên giảm.
**Tham khảo thêm về hội chứng ruột kích thích và các mẹo giảm bớt triệu chứng trong video sau: