Trào ngược dạ dày nên ăn gì để cải thiện triệu chứng?

Theo thống kê, tại Việt nam có đến hơn 7 triệu người đang mắc trào ngược dạ dày. Việc chọn lựa các loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày tác động không nhỏ đến diễn biến tình trạng bệnh. Vậy, người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện triệu chứng bệnh và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Trào ngược dạ dày và nguyên tắc ăn uống tốt nhất

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường và hay gặp sau ăn no.Tuy nhiên, khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản quá mức giới hạn gây ra triệu chứng có hoặc không đi kèm tổn thương niêm mạc thực quản thì được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản – GERD.

Trào ngược dạ dày thực quản hay còn được gọi là trào ngược acid dạ dày. Đó là tình trạng trào ngược dịch vị của dạ dày (chứa axit, dịch mật và đôi khi là cả thức ăn) bị trào ngược từ dạ dày lên thực quản thậm chí thức ăn có thể trào ngược lên tới tận khoang miệng từng lúc hay thường xuyên. Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Nghiên cứu đã phát hiện ra, một số loại thực phẩm có thể làm giảm tần suất các triệu chứng trào ngược dạ dày. Nghiên cứu cho kết quả ăn nhiều protein, carbohydrate, vitamin C, ngũ cốc, khoai tây, trái cây và trứng có liên quan đến giảm nguy cơ viêm thực quản do trào ngược. Chính vì vậy, nếu ăn đúng những loại thực phẩm tốt cho bệnh, nó có thể kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Khi hiểu được nguyên tắc ăn uống kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học hợp lý sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Một chế độ ăn phù hợp giúp:

  • Giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
  • Hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh nhất là barret thực quản.
  • Tăng hiệu quả điều trị bệnh.
  • Giúp người bệnh có được sức khỏe tốt để chống đỡ bệnh tật

Trào ngược dạ dày nên ăn gì?

1. Bông cải xanh

Theo nghiên cứu, trong bông cải xanh có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa bệnh ung thư:

  • Chất xơ
  • Protein
  • Vitamin (vitamin C, vitamin K, vitamin B9…)
  • Khoáng chất (chất sắt, mangan, kali…)
  • Hợp chất thực vật (Kaempferol, Carotenoid, Indole-3-carbinol, Sulforaphane).

Trong bông cải xanh có những thành phần giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sức đề kháng và điều trị chứng rối loạn dạ dày.  Hàm lượng chất xơ trong bông cải xanh giúp ;làm sạch ruột, chống táo bón, giảm ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng và cải thiện cảm giác buồn nôn, khó chịu. Các hợp chất thực vật, khoáng chất, vitamin và protein có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe thị lực, sức khỏe xương, hạ nồng độ cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh tim mạch và chống táo bón.

2. Nghệ

Trong nghệ có hoạt chất curcumin và một số thành phần quan trọng khác giúp ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư ruột kết và ung thư dạ dày) và chữa lành những tổn thương trong niêm mạc dạ dày đồng thời cải thiện sức đề kháng, kích thích ăn ngon và giảm trào ngược dạ dày thực quản.

Nghệ tươi nổi tiếng với khả năng chống viêm loét dạ dày, giảm đau bụng, hỗ trợ diệt vi khuẩn HP và phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản. Theo kết quả nghiên cứu, hàm lượng curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin trong nghệ có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm cảm giác buồn nôn và làm dịu cơn đau ở bụng.

3. Gừng

 

Gừng là thực phẩm chống buồn nôn, phòng ngừa viêm loét rất tốt. Theo nghiên cứu, trong gừng có chúa các khoáng chất, vitamin, đạm, cacbohydrat, zingiberene, sesquiphellandrene… còn có tác dụng điều trị đau bụng kinh, viêm xương khớp, liệt dạ dày và làm ấm bụng.

Với người bệnh trào ngược dạ dày, bổ sung gừng thường xuyên giúp hạn chế trào ngược dạ dày thực quản và phòng ngừa viêm loét và còn giảm cảm giác buồn nôn. Bởi, trong gừng có chứa các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic trong loại thực phẩm này có tác dụng kháng viêm, phòng ngừa tăng tiết axit và ổn định các hoạt động của hệ tiêu hóa.

4. Bột yến mạch

 

Bột yến mạch giúp giảm kích ứng niêm mạc dạ dày, hạn chế hiện tượng trào ngược dạ dày. Bởi, bột yến mạch có hàm lượng chất xơ, tinh bột cùng một số thành phần dinh dưỡng giúp cải thiện tình trạng dư thừa axit dạ dày. Từ đó, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc, giảm cảm giác buồn nôn, ợ chua, ợ nóng và giúp ăn uống ngon miệng.

Bổ sung bột yến mạch hằng ngày còn giúp bổ sung nguồn vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định quá trình trao đổi chất, giảm cholesterol, giảm cân, cải thiện chức năng tiêu hóa và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

5. Các loại họ đậu

 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại hạt họ đậu rất tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại hạt họ đậu có chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, amino acid và vitamin với tác dụng cải thiện sức khỏe đường ruột và ổn định các hoạt động của dạ dày. Chính vì vậy, những người bị trào ngược dạ dày nên thêm các loại hạt họ đậu vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày.

Không chỉ vậy, các loại hạt họ đậu cũng là nguồn chất xơ dồi dào giúp phòng ngừa tình trạng táo bón, trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Từ đó giúp phòng ngừa tình trạng trào ngược axit dạ dày dẫn đến viêm, buồn nôn và nhiều vấn đề khác ở hệ tiêu hóa.

Một số loại đậu tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản cần kể đến như: đậu nành, đậu xanh, đậu đỏ. Ngoài ra, một số loại đậu chứa nhiều carbohydrate, dễ gây đầy hơi người bệnh nên tránh: đậu hà lan, đậu đen, đậu tương…

6. Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Theo nghiên cứu, acid béo omega-3 chống viêm rất tốt ( bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày), điều chỉnh các hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Một số tác dụng của axit béo omega-3 cần kể tới:

  • Phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư ruột)
  • Dưỡng ẩm và tốt cho da
  • Cải thiện giấc ngủ, tốt cho tim mạch, não bộ và thị lực
  • Cải thiện rối loạn thần kinh
  • Phòng ngừa bệnh đông máu và giảm mỡ trong gan.

Những loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 gồm: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá cơm, cá trích, trứng cá muối, hàu…

7. Đạm dễ tiêu

Các loại đạm dễ tiêu bao gồm: Thịt thăn lợn nạc, thịt gà, thịt bò, thịt ngan… Những loại đạm này góp phần giúp trung hòa axit, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Những loại thịt này dễ tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa của người bệnh không bị quá tải, tăng cơ và cơ thể khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, các loại thịt dễ tiêu trên không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng cho người trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý, khi chế biến các loại thịt này, nên hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ tốt hơn cho bệnh trào ngược dạ dày.

8. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là một nguồn protein lành mạnh rất tốt cho người trào ngược dạ dày.  Bởi, trong lòng trắng trứng chứa ít Cholesterol, ít chất béo , dạ dày sẽ không phải hoạt động quá nhiều để tiêu hóa và không sản sinh ra nhiều acid dạ dày, không gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa lòng đỏ trứng vì phần này có nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Người bệnh trào ngược dạ dày cũng nên chú ý không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn mức vừa đủ,1 tuần 1-2 lòng trắng trứng thôi nhé.

9. Chất béo lành mạnh 

Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết nhưng ăn quá nhiều thức ăn béo có thể gây ra trào ngược axit. Chính vì vậy, bạn có thể thay thế chất béo không lành mạnh bằng chất béo không bão hòa có thể hữu ích. Một số loại chất béo lành mạnh như: bơ, dầu ô liu, quả óc chó và các sản phẩm từ đậu nành là những loại bạn có thể lựa chọn .

10. Rau cải bó xôi

Rau cải bó xôi rất tốt cho các hoạt động ở dạ dày và đường ruột. Bởi trong rau cải bó xôi có chứa các thành phần dinh dưỡng như: protein, carb, kali, chất xơ, canxi, magie, chất sắt và các hợp chất có tác dụng cải thiện sức khỏe tổng thể, ổn định hoạt động ở dạ dày và ruột, chống táo bón.

Không chỉ vậy, trong rau cải bó xôi còn có chứa hàm lượng glycoglycerolipid có tác dụng phòng ngừa loét dạ dày, chống viêm và bảo vệ màng nhầy dạ dày. Ngoài ra, rau cải bó xôi còn có một số tác dụng: Cải thiện hoạt động của hệ thần kinh, chống các bệnh tim mạch, phòng ngừa các bệnh về mắt và nội tiết, điều hòa huyết áp, tốt cho xương khớp, chống ung thư…

11. Bắp cải

Theo nghiên cứu, trong bắp cải có chứa hàm lượng Protein, axit folic, chất xơ, vitamin B3, vitamin A giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, khó chịu ở thượng vị, ăn uống khó tiêu… Chính vì vậy, bắp cải là thực phẩm rất tốt giúp làm lành những tổn thương, giảm trào ngược dạ dày rất tốt.

Không chỉ vậy, những thành phần dinh dưỡng trong bắp cải còn giúp làm sạch đường ruột, phòng ngừa và cải thiện táo bón, hạn chế tình trạng viêm loét ở dạ dày.

Lưu ý: Khi chế biến bắp cải bạn không nên đun nấu quá lâu, chín quá kĩ sẽ khiến các thành phần quan trọng trong bắp cải bị phân hủy, giảm tác dụng đi rất nhiều.

12. Măng tây

Trong măng tây có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho đường tiêu hóa và sức khỏe tổng thể như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B6, vitamin E, vitamin K, khoáng chất (sắt, phốt pho, kali…), Thiamin, Riboflavin, Protein, Pantothenic acid, Calcium…

Ngoài ra, trong măng tây có chứa chất xơ và Inulin giúp nhuận tràng, cải thiện chức năng đường tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bên cạnh đó những thành phần này còn có tác dụng phòng ngừa viêm, đau dạ dày và chống táo bón.

Bên cạnh đó, măng tây còn có nồng độ pH trung bình (dao động trong khoảng từ 7.0 đến 7.5) giúp trung hòa nồng độ axit trong dạ dày. Đồng thời nâng cao khả năng kiềm hóa, chống trào ngược dạ dày và phòng ngừa chứng viêm loét dạ dày hiệu quả. Chính vì vậy, măng tây được coi là thực phẩm rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

13. Khoai lang

Nghiên cứu đã chỉ ra, khoai lang chứa một lượng lớn chất xơ cùng các thành phần dinh dưỡng bao gồm: protein, vitamin (vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E), các khoáng chất (mangan, kali, đồng…). Những thành phần này có tác dụng đảm bảo quá trình trao đổi chất, giúp nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, trong khoai lang có chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, chống táo bón, phòng ngừa tình trạng dư thừa axit dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Hàm lượng chất xơ cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Lượng chất chất xơ hòa tan trong khoai lang (nhất là pectin) giúp làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường, giúp no lâu, giảm lượng đường trong máu, giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gồm ợ chua, ợ nóng, buồn nôn…

14. Chuối

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong chuối hoàn toàn không chứa các loại axit và các thành phần có tác dụng kích thích đường tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm sự tiết dịch vị axit từ thực quản đến dạ dày, từ đó giúp làm xoa dịu những thương tổn ở lớp niêm mạc và thành dạ dày. Chính vì vậy, người bị bệnh trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối trong chế độ ăn hàng ngày.

15. Sữa chua

Từ lâu, sữa chua được biết đến là loại thực phẩm nổi tiếng giúp cân bằng hệ vi sinh và cải thiện chức năng tiêu hóa. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong sữa chua chứa hàm lượng lớn Probiotic có tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, cải thiện các hoạt động của dạ dày, nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và hạn chế viêm dạ dày do nhiễm khuẩn HP. Nếu chúng ra ăn sữa chua hằng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và phòng ngừa, cải thiện các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa: protein, Carbohydrat, chất béo lành mạnh, vitamin, các khoáng chất… có tác dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa của dạ dày, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp cải thiện sức khỏe, sức đề kháng và hệ miễn dịch của người bệnh.

Bình vị Thái Minh- Giải pháp cải thiện trào ngược dạ dày thực quản

Việc chọn lựa những loại thực phẩm trên chỉ hỗ trợ giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, ngăn cho bệnh trào ngược dạ dày phát tác các triệu chứng chứ không thể điều trị bệnh. Chính vì vậy, để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh có thể sử dụng thêm những thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một trong những sản phẩm được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội là Bình vị Thái Minh.

Đây là sản phẩm duy chất có chứa bộ đôi thành phần hoạt chất Mucosave FG (Nhập khẩu trực tiếp từ Ý) kết hợp với Giganosin. Với cơ chế bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày, thực quản, xử lý bệnh từ gốc, Bình Vị Thái Minh là giải pháp cực kỳ tiên tiến và toàn diện.

  1. Đối với dạ dày: Giúp trung hòa acid dịch vị, tăng tốc độ tháo rỗng, từ đó giảm hiện tượng trào ngược.
  2. Đối với thực quản: Bao vết loét, giảm viêm, bảo vệ niêm mạc, nhờ đó ngăn ngừa các biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm đường hô hấp, barrett thực quản, hay nguy hiểm hơn là ung thực thực quản

Thành phần của 1 viên nén Bình vị Thái Minh gồm có:

  • Mucosave FG HIA (Chiết xuất từ Xương rồng Nopal và Lá Oliu): Tạo màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, tạo khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Đồng thời các polyphenol trong Mucosave có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Giganosin : Chiết xuất từ Dạ cẩm và lá Khôi tác dụng trung hòa acid dịch vị, giảm đau, chống viêm và làm lành vết loét
  • Thương truật : Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc
  • Núc nác: Có chứa 5 loại flavonoid, chất đắng kết tinh Oroxylin, baicalein và chrysin có hoạt tính chống dị ứng, giảm tiết acid dạ dày, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chính vì sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên tốt cho dạ dày nên nó mang lại sự an tâm tuyệt đối cho người dùng cùng công dụng điều trị chuyên sâu bệnh về:

  • Giảm đau, chống viêm, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng.
  • Tung hòa acid dịch vị và làm lành vết loét.
  • Giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giúp lành vết thương, vết loét trên niêm mạc.
  • Chống dị ứng, giảm tổn thương viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nên dùng liên tục theo liệu trình 2 tháng, khi cải thiện tốt có thể giảm xuống liều duy trì 2 viên/ 1 ngày

Cập nhật lúc: 08/03/2024
Loading...