Tràng phục linh plus

Lý do Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả với người mắc bệnh Đại tràng, đặc biệt là Hội chứng ruột kích thích

Tràng Phục Linh PLUS là sản phẩm đầu tiên được nhắc đến trong hỗ trợ điều trị bệnh Đại tràng, đặc biệt là Hội chứng ruột kích thích – Đại tràng co thắt. Có mặt trên thị trường 10 năm là 10 năm khẳng định chất lượng, đã có rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm này. Vậy lý do gì giúp Tràng Phục Linh PLUS hiệu quả với người mắc bệnh Đại tràng? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây. Thứ Nhất, Tràng Phục Linh PLUS đi vào gốc rễ gây bệnh, nên giảm nhanh triệu chứng và ngăn ngừa tái phát Theo các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu, Đại tràng co thắt – Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố thần kinh. Chính hệ thần kinh đường ruột nhạy cảm đã làm tăng phản ứng với thức ăn, dẫn tới những rối loạn về tạo phân và vận chuyển phân của ruột. Vì vậy, điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh được coi là một trong những đích tác dụng trong điều trị Hội chứng ruột kích thích. Khoa học hiện đại đã tìm ra một hoạt chất có tên là 5 – Hydroxytryptophan (viết tắt là 5–HTP), là tiền chất của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra dưới tác động của các xung động kích thích trong lòng ruột. Khi vào cơ thể, hoạt chất này sẽ giúp sản sinh ra Serotonin, điều chỉnh hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thần kinh đường ruột, giảm tình trạng tăng nhạy cảm của ruột, giúp cho ruột tiêu hóa thức ăn và tạo phân được tốt hơn. Đồng thời 5-HTP còn giúp điều chỉnh trạng thái tâm lý của bệnh nhân, tạo cảm giác lạc quan vui vẻ, khắc phục được vòng tròn tâm lý hay gặp ở bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Từ đó không chỉ giúp khắc phục được triệu chứng của bệnh mà còn khắc phục được căn nguyên gây bệnh. 5-HTP trong Tràng Phục Linh PLUS được chiết tách từ hạt của một vị dược liệu có nguồn gốc từ châu Phi nên rất an toàn, lành tính. Ngoài 5-HTP, Tràng Phục Linh PLUS còn chứa chất tăng cường sức đề kháng ImmuneGamma và 4 loại thảo dược tự nhiên Bạch truật, Bạch phục linh, Hoàng bá, Bạch thược. Đây là những thảo dược đầu bảng đã được cha ông ta sử dụng từ xa xưa để chữa các bệnh liên quan đến đường ruột. Các thảo dược này giúp giảm tình trạng tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chướng hơi rất hiệu quả, an toàn và đặc biệt là hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn. Thứ Hai, Tràng Phục Linh PLUS đã được Đại học Y Hà Nội cùng Đại học Nam California nghiên cứu chứng minh tác dụng Ngày 20/04/2017, báo điện tử Dantri.vn đưa tin: Website chính thức của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed) đã đăng tải kết quả nghiên cứu một sản phẩm của Việt Nam sử dụng trên người bệnh đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích – IBS). Nghiên cứu về Tràng Phục Linh PLUS được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc khoa Dược lý – Trường ĐH Y Hà Nội và Trường Y Keck, ĐH Nam California với nội dung: “Ảnh hưởng của Thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh PLUS trên bệnh đại tràng co thắt (Hội chứng ruột kích thích IBS)”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Tràng Phục Linh PLUS có tác dụng giảm co thắt đại tràng, ở liều cao cho tác dụng mạnh hơn cả thuốc chứng dương Duspatalin – một loại thuốc giảm co thắt được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Không chỉ giúp giảm các cơn đau co thắt đại tràng và giảm số lần đi ngoài, trên vi phẫu biểu mô đại tràng, Tràng Phục Linh PLUS còn cho thấy tác dụng hồi phục niêm mạc đại tràng so với tình trạng tổn thương ban đầu. Đây là một trong số ít những nghiên cứu của Việt Nam có tính thực tiễn cao được Website chính thức của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (Pubmed) công nhận và đăng tải. Những ai nên sử dụng Tràng Phục Linh PLUS? Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mạn tính Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần Người  bị rối loạn tiêu hóa do đại tràng kích thích, có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp Như vậy, Tràng Phục Linh PLUS chính là giải pháp 6 trong 1 – điển hình ưu việt trong hỗ trợ điều trị căn nguyên bệnh Đại tràng, đặc biệt là Hội chứng ruột kích thích. Sản phẩm chính là sự kết tinh các thảo dược của Y học cổ truyền với thành tựu của Y học hiện đại đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng.

Viêm đại tràng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm đại tràng xung huyết thường gặp ở những người mắc viêm đại tràng mãn tính. Đây là căn bệnh khá phổ biến và nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy viêm đại tràng xung huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây. Viêm đại tràng xung huyết là gì? Viêm đại tràng xung huyết là một biến chứng nguy hiểm của viêm đại tràng mãn tính. Khi các mạch máu trong niêm mạc đại tràng giãn nở quá mức sẽ xảy ra tình trạng xung huyết. Từ đây hình thành lên những nốt hồng ban đỏ, chưa chảy máu nhưng xuất hiện các vết loét nông hoặc sâu. Viêm đại tràng xung huyết có 2 dạng: Dạng thứ nhất: có thể do bị phình đại tràng bẩm sinh. Dạng thứ hai: do vi khuẩn xâm nhập vào lòng đại tràng gây sưng và phù nề. Viêm đại tràng xung huyết do đâu? Người bệnh bị viêm đại tràng mãn tính nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh thì những tổn thương ở đại tràng sẽ trở nên nghiêm trọng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như xung huyết, xuất huyết đại tràng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng xung huyết đại tràng: Tự ý mua và uống thuốc kháng sinh, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài làm lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, niêm mạc đại tràng dễ tổn thương, vết loét nặng hơn lâu ngày dẫn đến xuất huyết đại tràng. Chế độ ăn thiếu chất xơ. Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có ga thường xuyên. Không uống đủ nước, từ 1,5 lít – 2 lít một ngày. Sử dụng thực phẩm cũng như nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Lười vận động, tập thể dục. Biểu hiện của viêm đại tràng xung huyết Khi niêm mạc đại tràng bị xung huyết, chất thải đi qua vị trí viêm loét cọ xát làm tổn thương, viêm nhiễm nghiêm trọng và khó lành hơn. Người bệnh phải đối mặt với một số triệu chứng như sau: Rối loạn tiêu hoá, táo bón hoặc lỏng xen kẽ, phân có chất nhầy. Đau quặn bụng bên trái, đau từng cơn dọc khung đại tràng. Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, bất an. Hiện tượng tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt. Ăn không ngon miệng, chán ăn. Sụt cân kèm theo những cơn sốt nhẹ. Viêm đại tràng xung huyết có nguy hiểm không? Viêm đại tràng xung huyết nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau: Xuất huyết đại tràng Chảy máu ồ ạt ở đại tràng là nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Đây được xem là cấp cứu y tế nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Đại tràng xung huyết lâu ngày, vết loét niêm mạc ăn sâu bào mỏng thành ruột già dẫn đến thủng đại tràng. Đây cũng được coi là một biến chứng nguy hiểm. Phình đại tràng Phình đại tràng là sự giãn nở bất thường của đại tràng đi kèm với tê liệt các nhu động ruột. Được xem là một trong những biến chứng của viêm đại tràng xung huyết, thường gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn kèm những triệu chứng như: đau quặn bụng từng cơn, táo bón kéo dài, bụng căng tức… Ung thư đại tràng Nếu không kiểm soát được tình trạng xung huyết đại tràng thì bệnh có thể tiến triển thành ung thư đại tràng. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm và đang dần phổ biến. Ung thư đại tràng có thể phát triển tại chỗ hoặc di căn ra các cơ quan khác trong cơ thể. Video ung thư đại tràng  Chẩn đoán viêm đại tràng xung huyết Để chẩn đoán tình trạng viêm xung huyết đại tràng, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để khai thác thêm tính chất, thời điểm và mức độ của các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải: Triệu chứng xuất hiện từ khi nào và tần suất ra sao? Bản thân hay người thân có từng mắc bệnh lý về đại tràng không? Mô tả chi tiết các triệu chứng đang đối mặt. Thăm khám trực tiếp Sau khi nắm bắt triệu chứng lâm sàng qua đặt câu hỏi cho người bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tiếp bằng cách sờ nắn vùng bụng để kiểm tra những biểu hiện bất thường và đưa ra chỉ định các kỹ thuật khám cần thiết khác mà bạn phải thực hiện. Xét nghiệm máu, phân, nước tiểu Đây là các xét nghiệm sinh hoá được sử dụng phổ biến mà người bệnh nên thực hiện định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề liên quan tới sức khoẻ. Xét nghiệm máu, nước tiểu và phân là các xét nghiệm cần làm trong trường hợp đại tràng bị xung huyết giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nội soi đại tràng Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến, sử dụng một ống mềm có kích thước nhỏ và nhẹ, được gắn camera ở một đầu đưa xuống đại tràng từ miệng, mũi hoặc hậu môn để thăm khám nhằm mục đích phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc ruột già. Kỹ thuật này mang lại hiệu quả và chính xác nhất hiện nay, giúp tầm soát, điều trị các bệnh lý về tiêu hóa. Thủ thuật này kéo dài dưới 30 phút hoặc lâu hơn nếu có thêm bất kỳ vấn đề nào như xung huyết đại tràng hoặc chảy máu cần phải xử lý. Khi nội soi, camera gắn ở đầu ống sẽ kết nối với màn hình bên ngoài tạo ra hình ảnh, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán dựa vào bất thường nhìn thấy và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chụp X-quang đại tràng Chụp X-quang chỉ được tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, tuổi tác cũng như tình trạng bệnh. Nếu có nghi ngờ thủng đại tràng, dính ruột hay người có tiền sử dị ứng với chất cản quang thì không áp dụng phương pháp này. Điều trị viêm đại tràng xung huyết như thế nào? Mục tiêu của điều trị viêm xung huyết đại tràng là nhằm giảm bớt triệu chứng, giúp tình trạng phù nề, sưng đỏ nhanh phục hồi và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị bằng Tây y Trong Tây y, viêm đại tràng xung huyết hiện chưa có thuốc điều trị khỏi dứt điểm. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh chỉ có thể giảm triệu chứng nhanh chóng, duy trì tình trạng ổn định để bệnh không phát triển nghiêm trọng hơn. Thông tin dưới đây chỉ dùng để tham khảo, tuyệt đối không tự ý mua và uống thuốc. Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tuân thủ liều lượng sử dụng trong phác đồ điều trị của bác sĩ. Steroid Prednisolone là một loại thuốc được gọi là steroid hay corticosteroid. Đây là loại thuốc kháng viêm được sử dụng cho viêm đại tràng xung huyết. Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống, thuốc đạn hoặc thuốc xổ. Liều khởi đầu 20–40mg/ ngày, sau đó giảm dần khoảng 5–15mg/ ngày. Steroid được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng để điều trị lâu dài vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: Làm mỏng da, nhìn rõ tia máu dưới da. Tăng cân quá nhanh gây nứt bề mặt da. Mụn. Tâm trạng thay đổi, lo lắng, bất an. Mất ngủ. 5-ASA 5-ASA hay còn gọi là aminosalicylat, có tác dụng chống viêm được bào chế dưới 2 dạng: thuốc đạn và viên nén.   Thuốc đạn có đặc tính thẩm thấu nhanh nên thường được sử dụng đặt hậu môn (trực tràng). Nếu người bệnh sử dụng viên nén thì nên uống với nhiều nước, dùng 4 – 6g/ngày, chia 3 lần. Nhóm thuốc này khá an toàn, ít gặp tác dụng phụ nhưng ở một số người có thể sẽ gặp phải những biểu hiện sau: Phát ban, đốm đỏ trên da. Cơ thể mệt mỏi. Đau đầu, choáng váng. Flagyl Thuốc flagyl với thành phần là metronidazole là một loại kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá như viêm xung huyết đại tràng, viêm đại tràng mãn tính. Flagyl cũng được bác sĩ kê đơn cùng loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng ruột kết, viêm loét dạ dày do vi khuẩn C. difficile và vi khuẩn Hp gây ra. Mỗi đợt điều trị kéo dài 10 ngày với liều lượng 750 mg x 3 lần/ngày. Thành phần của thuốc là metronidazole, được bào chế dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc tiêm. Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện những biểu hiện sau: Có những vết loét nhỏ tại miệng hoặc khô miệng. Buồn nôn. Chán ăn, ăn không ngon miệng. Táo bón, tiêu chảy. Nước tiểu sẫm màu. Nhức đầu. Debridat  Debridat là một loại thuốc dùng để điều hoà nhu động ruột, thuốc được chỉ định điều trị các triệu chứng của viêm đại tràng xung huyết, hội chứng ruột kích thích. Thuốc thường gặp ở dạng viên nén, liều lượng sử dụng 1 – 2 viên/lần, 3 lần mỗi ngày. Buồn ngủ, mệt mỏi, cảm giác nóng lạnh là tác dụng phụ mà một số người gặp phải khi uống thuốc. Điều trị bằng ngoại khoa Trong trường hợp điều trị bảo tồn không có kết quả, tránh biến chứng nguy hiểm gây xuất huyết ồ ạt tại đại tràng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng tuỳ thuộc vào mức độ xung huyết. Tuy nhiên, chức năng của đại tràng có thể suy giảm. Tuỳ theo giai đoạn, tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Nhưng nội soi là kỹ thuật được áp dụng phổ biến với những ưu điểm sau: Đại tràng phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Ít gây đau đớn cho bệnh nhân. Sẹo mổ nhỏ. Giải pháp hỗ trợ giảm xung huyết đại tràng do viêm đại tràng mãn tính Viêm xung huyết đại tràng là biến chứng của viêm đại tràng mãn tính, đa số người bệnh khi gặp tình trạng này đều đối mặt với rối loạn tiêu hoá, đau quặn bụng bên trái, táo bón hoặc tiêu chảy… Để điều trị viêm xung huyết đại tràng người bệnh cần chú ý đến những yếu tố sau: Phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá tránh để xung huyết lâu ngày dẫn đến xuất huyết đại tràng. Tăng sức đề kháng cho cơ thể. Cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Để giải quyết tình trạng trên, Tràng Phục Linh PLUS chính là một giải pháp hỗ trợ an toàn. Được bào chế từ các thảo dược tự nhiên như: hoàng bá, bạch truật, bạch thược… có tác dụng: Chống viêm. Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Táo bón, tiêu chảy. Đau quặn bụng dọc khung đại tràng. Bên cạnh đó, Tràng Phục Linh PLUS có chứa thêm 5-HTP và ImmuneGamma, hỗ trợ: Giảm các kích thích gây co thắt đại tràng. Giúp phục hồi niêm mạc đường tiêu hoá. Gia tăng hiệu lực của hệ miễn dịch, nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn hữu ích trong ruột. Bài viết này chúng tôi đã cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về viêm đại tràng xung huyết. Tham khảo và áp dụng những thông tin trên bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh. Tài liệu tham khảo: https://www.webmd.com/drugs/2/drug-7644/flagyl-oral/details https://www.medicinenet.com/metronidazole/article.htm https://youmed.vn/tin-tuc/thuoc-trimebutin-debridat/ Trịnh Thị Ánh

Viêm đại tràng chữa 1 lần là khỏi?

  Hiện nay, có rất nhiều thông tin lan tràn trên mạng nói bệnh viêm đại tràng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều này làm bạn hoang mang, lo lắng rồi “làm biếng” điều trị bệnh. Nó có thực sự đúng?  Viêm đại tràng là gì? Đại tràng là một đoạn trong ống tiêu hóa, đảm nhận nhiệm vụ xử lý các chất thải từ ruột non, loại bỏ nước và cuối cùng là đào thải chúng dưới dạng phân qua hậu môn. Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng kèm theo các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi và phân có máu. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 5 nguyên nhân chính: Nhiễm khuẩn. Máu cung cấp đến đại tràng không đủ (thiếu máu cục bộ). Bệnh viêm ruột (bệnh crohn và viêm loét đại tràng). Phản ứng dị ứng. Các tế bào bạch cầu lymphocytic và collagen xâm lấn vào thành của đại tràng gây viêm. Được gọi là viêm đại tràng vi thể. Phân loại viêm đại tràng Bệnh viêm đại tràng được chia thành 2 giai đoạn chính là viêm đại tràng cấp và viêm đại tràng mãn tính. Viêm đại tràng cấp Bệnh chủ yếu gây ra bởi việc ăn những thức ăn không hợp vệ sinh, uống nước nhiễm ký sinh trùng. Các loại virus, vi khuẩn sẽ theo thức ăn xâm nhập vào bên trong cơ thể, qua dạ dày và đến đại tràng. Chúng tồn tại ở đại tràng, có thể giải phóng độc tố gây nên tình trạng viêm, làm tổn thương lớp biểu mô niêm mạc. Các triệu chứng trong giai đoạn cấp thường nghiêm trọng, rầm rộ, bao gồm: Tiêu chảy đột ngột. Đau quặn. Đi ngoài liên tục. Phân dính máu hoặc chứa toàn nước. Có thể kèm sốt cao, mệt mỏi, sức lực bị suy kiệt. Viêm đại tràng mãn tính Một số nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng mãn tính như: Viêm đại tràng thiếu máu do đại tràng bị mất nguồn cung cấp máu dẫn đến mất oxy và chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng viêm đại tràng kéo dài. Bệnh crohn, viêm loét đại tràng và bệnh viêm đại tràng vi thể được coi là bệnh tự miễn. Tức là tự cơ thể người bệnh phản ứng để chống lại tác nhân gây bệnh. Tình trạng viêm có thể bắt nguồn từ các phần khác nhau trong hệ thống đường tiêu hóa (bệnh crohn) và từ trực tràng (bệnh viêm loét đại tràng), sau đó là toàn bộ đại tràng. Viêm đại tràng mãn tính là cũng có thể do bệnh viêm đại tràng cấp không được chữa khỏi hoàn toàn dẫn đến tái phát nhiều lần, sau đó trở thành mãn tính. Viêm đại tràng giai đoạn này thường có biểu hiện không dồn dập, bao gồm: Đau bụng âm ỉ, các cơn đau quặn thường ngắt quãng. Đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể kèm táo bón xen kẽ. Phân sống, nát, có lẫn máu, chất nhầy. Ngoài ra, còn có mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân. Chính vì là một bệnh tự miễn của cơ thể chống lại yếu tố gây hại cho đại tràng nên trong giai đoạn mạn tính, nếu vẫn tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh sẽ xuất hiện những đợt bùng phát bệnh, với triệu chứng xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo thêm video dưới đây về viêm đại tràng cấp và mạn tính:   Điều trị viêm đại tràng Tùy nguyên nhân, giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân được điều trị theo các cách khác nhau. Mục tiêu là giảm viêm và điều trị triệu chứng kèm theo, đồng thời hạn chế các biến chứng xảy ra. Chỉ định bằng thuốc Thuốc chống viêm Sử dụng thuốc chống viêm là bước đầu tiên trong điều trị viêm đại tràng, bao gồm một số loại sau: Corticoid: như prednisone và budesonide… có thể sử dụng để cải thiện triệu chứng ngắn hạn (3-4 tháng). 5-aminosalicylat (5ASA) như sulfasalazine. Tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng đường uống, tại chỗ hay đường tiêm. Thuốc ức chế miễn dịch Nhóm thuốc này cũng giúp giảm viêm nhưng theo cơ chế miễn dịch (cơ chế tự nhiên của con người để chống lại yếu tố gây bệnh). Các chất ức chế hệ thống miễn dịch bao gồm: Azathioprine và mercaptopurine: được sử dụng phổ biến nhất để điều trị viêm đại tràng. Tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân trong khi điều trị do các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, giảm khả năng chống nhiễm trùng, viêm gan… Methotrexate: chỉ sử dụng khi không đáp ứng với thuốc khác. Liệu pháp sinh học Từ kiến thức về cơ chế miễn dịch đã giúp các nhà khoa học phát triển các loại thuốc sinh học mới. Thuốc chống yếu tố hoại tử khối u (TNF) như infliximab, adalimumab… Thuốc có thể duy trì sự chữa lành niêm mạc. Natalizumab và Vedolizumab: thuốc gây tác dụng bằng cách ngăn chặn một số phân tử miễn dịch liên kết với các tế bào khác trong niêm mạc đại tràng. Ustekinumab: tác động vào interleukin (một loại protein có liên quan đến tình trạng viêm). Thuốc kháng sinh, kháng nấm Giải quyết nguyên nhân của bệnh, thuốc giúp tiêu diệt các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… Bao gồm những thuốc như Ciprofloxacin, Metronidazol… Các loại thuốc khác Ngoài việc kiểm soát tình trạng viêm, bác sĩ có thể thêm một số loại thuốc giúp giảm dấu hiệu và triệu chứng của bệnh: Thuốc chống tiêu chảy như methylcellulose, bột psyllium: giảm tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình. Với trường hợp nặng hơn, loperamide có thể có hiệu quả. Thuốc giảm đau: acetaminophen, ibuprofen. Vitamin và khoáng chất bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Chỉ định phẫu thuật Khi người bệnh có những biến chứng nặng như thủng đại tràng, xuất huyết nặng, phình đại tràng nhiễm độc… sẽ tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ căn cứ theo tình trạng của bệnh nhân mà cắt toàn bộ hoặc một phần của đại tràng. Các thuốc sử dụng trong viêm đại tràng đã đầy đủ các loại: thuốc điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Như vậy, viêm đại tràng trong giai đoạn cấp nếu xác định được đúng nguyên nhân, kết hợp với phác đồ điều trị đúng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Bệnh viêm đại tràng có chữa khỏi hoàn toàn được không? Tuy nhiên, việc điều trị bệnh viêm đại tràng lại không dễ dàng như vậy. Bệnh rất khó điều trị dứt điểm, chúng có thể tái phát nhiều lần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Niêm mạc đã bị tổn thương Sau một thời gian dài mắc bệnh, nếu điều trị không triệt để sẽ khiến lớp niêm mạc của đại tràng ngày càng bị tổn thương. Chúng dễ kích ứng với các tác nhân gây hại như vi khuẩn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, chất độc… Ở bệnh viêm đại tràng, lớp lông nhung bao phủ trên thành đại tràng cũng dần lụi đi, lớp chất nhày cũng dần mất tác dụng. Thành đại tràng lúc này không còn hàng rào bảo vệ. Đó là lý do tại sao, mỗi khi bạn ăn những thức ăn không hợp vệ sinh, căng thẳng kéo dài, uống nhiều rượu bia… lại thấy các triệu chứng khó chịu như ngoài nhiều hơn, đau bụng, phân chứa chất nhầy hoặc có máu… ngay cả khi bạn tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách Nhiều người không hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng, không biết cách điều trị và chăm sóc khiến bệnh ngày càng nặng. Trong những lần khám bệnh đầu tiên, bệnh nhân được bác sĩ kê đơn kháng sinh, sau đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng cứ lấy loại thuốc bác sĩ chỉ định ra để uống. Điều này có thể giảm triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc như vậy lâu ngày sẽ khiến bệnh càng ngày càng khó điều trị. Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi và bào mòn lớp bảo vệ niêm mạc. Lạm dụng kháng sinh còn làm phát triển những vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc, như clostridium difficile gây bệnh tiêu chảy. Từ đó mà triệu chứng của bệnh nhân ngày càng nặng hơn. Ngoài ra, những thuốc giảm đau không steroid cũng gây nên tình trạng viêm loét đại tràng (một trong những tác dụng phụ của thuốc). Mất cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng Các ổ viêm loét là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi càng nhiều ổ loét, chúng càng phát triển chiếm lấy vị trí của những vi sinh vật có lợi. Cộng thêm việc, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại thì cũng diệt cả vi khuẩn có lợi. Từ đó, hệ vi sinh bị mất cân bằng, đại tràng không được bảo vệ như trước nữa. Khi gặp phải tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không còn khả năng chống chọi bệnh tật, khiến bệnh bùng phát. Điểm xung yếu do viêm để lại Với phác đồ điều trị đúng, giai đoạn cấp được chữa khỏi. Những ổ loét được chữa lành, bắt đầu hình thành lớp tế bào mới, tạo một màng bảo vệ mới cho đại tràng. Nhưng sâu bên trong lớp bảo vệ này, các vết loét vẫn để lại các vết sẹo, tạo nên những điểm xung yếu của bệnh. Khi thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, rượu bia… được đưa vào cơ thể, lập tức những điểm xung yếu này lại bị tác động. Tình trạng viêm nhiễm trở lại, bệnh đại tràng lại tái diễn. Hệ miễn dịch của cơ thể Việc giải thích trên có thể chưa thỏa mãn. Nhiều người có thể nghĩ: “Nếu như tôi tuân thủ đúng việc điều trị bằng thuốc (sử dụng đúng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ), chế độ ăn uống đảm bảo, không căng thẳng trong cuộc sống… thì có phải bệnh sẽ không tái phát hay không?” Các nhà nghiên cứu cũng rất muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi này. Họ cho rằng, ngoài những yếu tố cơ thể kiểm soát được như chế độ ăn, tâm trạng… có lẽ còn có những nguyên nhân mà cơ thể chúng ta không thể kiểm soát được bệnh viêm đại tràng. Theo một nghiên cứu, các yếu tố theo mùa có thể góp phần làm khởi phát và tái phát bệnh viêm loét đại tràng. Chúng thường phổ biến vào mùa hè và mùa thu (1). Nhiều nghiên cứu đã không thành công trong việc điều trị dứt điểm một dạng miễn dịch nguyên phát của viêm loét đại tràng. Các nhà phân tích tìm thấy một hợp chất tên là hydrogen peroxide có trong cơ chế gây bệnh. Nồng độ của chất này tăng cao đáng kể cả trong niêm mạc đại tràng không bị viêm ở người bị viêm loét đại tràng. Tức là đã có 1 sự tích tụ hydrogen peroxide từ trước khi bệnh viêm đại tràng bắt đầu (2). Tóm lại: Bệnh viêm đại tràng là một bệnh miễn dịch, nó có thể tái diễn thành đợt cấp, bùng phát bệnh trong bất cứ thời gian nào. Bạn có thể hoàn toàn chữa khỏi trong đợt cấp đầu tiên, nhưng dù bất kỳ nguyên nhân nào khiến bệnh tái phát lần nữa bạn cần điều trị như lần đầu. Biến chứng của viêm đại tràng Bệnh viêm đại tràng không thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó người bệnh cần học cách sống chung với nó. Bởi nếu bệnh nhân không tuân thủ theo đúng thuốc bác sĩ chỉ định, chế độ ăn uống không điều độ, lối sống không lành mạnh có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Thủng đại tràng. Xuất huyết đại tràng nặng. Phình đại tràng nhiễm độc. Niêm mạc ruột phát triển bất thường gây dị sản ở mức độ nặng. Ung thư đại tràng Như vậy, viêm đại tràng mạn tính nếu không kiểm soát tốt có thể gây tử vong. Một số nguyên tắc để giảm thiểu bùng phát bệnh viêm đại tràng Với nền khoa học hiện đại ngày nay, bệnh viêm đại tràng có thể hoàn toàn được cải thiện, số lần tái diễn ít đi, thời gian giữa các lần dài thêm và các biến chứng có thể không xảy ra. Các triệu chứng nhẹ nhàng, bớt khó chịu hơn và chất lượng cuộc sống của bạn không hề bị ảnh hưởng. Trong đó, có một số nguyên tắc bệnh nhân cần thực hiện như: Ăn chín uống sôi. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ăn những thực phẩm tốt cho đại tràng. Hạn chế những thực phẩm gây hại. Không tiếp xúc với những yếu tố kích thích niêm mạch đại tràng như đồ ăn cay nóng, rượu, bia… Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Thường xuyên tập thể dục thể thao, nâng cao hệ miễn dịch. Bổ sung thêm thực phẩm cải thiện tình trạng viêm đại tràng. Tràng Phục Linh PLUS – Công nghệ hiện đại bảo vệ viêm đại tràng Niêm mạc đại tràng bị tổn thương là nguyên nhân chính gây tái phát bệnh. Do đó, muốn chấm dứt các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cần tạo một lớp lá chắn để bảo vệ đại tràng. Theo công nghệ tiên tiến của Mỹ, các nhà khoa học đã tìm ra được một hoạt chất được chiết xuất từ thành tế bào vi khuẩn Lactobacillus (thường có nhiều trong sữa chua). Đó là Immune Gamma giúp giải quyết triệt để các vấn đề của viêm đại tràng. Thứ nhất, Immune Gamma là nguyên liệu tế bào cho các vi khuẩn đường ruột. Từ đó cân bằng hệ vi sinh ở đại tràng, tạo lá chắn bảo vệ niêm mạc đại tràng. Thứ hai, hoạt chất đóng vai trò như một kháng nguyên làm kích thích cơ thể sản sinh ra các tế bào chống lại các yếu tố gây bệnh. Từ đó tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thứ ba, nhờ cấu trúc peptidoglycan là nguyên liệu tạo lên lớp niêm mạc ruột giúp làm lành các tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Thứ tư, Immune Gamma còn được chứng mình có khả năng tiêu diệt được các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus… Như vậy, Immune Gamma tạo ra lá chắn kép bảo vệ cơ thể khỏi bệnh viêm đại tràng, vừa bảo vệ tại chỗ vừa thông qua cả hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tràng Phục Linh PLUS đã vận dụng thành công những tiến bộ của khoa học công nghệ, kết hợp Immune Gamma với Bạch phục linh, Bạch truật… là những dược liệu thiên nhiên, hiệu quả trong chữa bệnh đường tiêu hóa. Do đó, sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, ngăn ngừa được cơn bùng phát bệnh, kéo dài thời gian giữa các lần tái diễn bệnh. Tràng Phục Linh mong rằng các kiến thức trong bài viết sẽ giúp người bệnh có cái nhìn khả quan hơn về tình trạng bệnh của mình. Đừng quá lo lắng, hãy thực hiện những nguyên tắc trong điều trị, bệnh sẽ được cải thiện. Nguồn tham khảo https://www.medicinenet.com/colitis/article.htm https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4616205/ (1) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1378376/ (2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31361982/ Lê Thị Bích Hậu

9 mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả (hướng dẫn chi tiết)

Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý phổ biến trên thế giới với tỉ lệ mắc lên đến 15 – 20%, đặc biệt là đối với nữ giới. Người mắc hội chứng sẽ gặp nhiều bất tiện trong các hoạt động hằng ngày. Vậy đâu là mẹo chữa hội chứng ruột kích thích hiệu quả? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây. Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích là gì? Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome – IBS) là tình trạng đại tràng – ruột già bị rối loạn chức năng. Hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, nhưng khi người bệnh đi khám lại không phát hiện bất kỳ tổn thương thực thể nào. Hội chứng ruột kích thích còn có nhiều tên gọi khác như viêm đại tràng nhầy, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính,… Hội chứng ruột kích thích là tình trạng đại tràng – ruột già bị rối loạn chức năng Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích Ở thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý một vài yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng được chỉ ra như sau: – Các vấn đề về tâm lý: Stress, ức chế thần kinh,… tác động xấu đến não bộ. Điều này khiến các tín hiệu giữa trục não – ruột bị ảnh hưởng, gây rối loạn quá trình tiêu hóa. – Thực phẩm: Bạn ăn những thực phẩm không phù hợp với cơ địa của bản thân dẫn đến bị mắc hội chứng ruột kích thích. – Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… không đúng liều lượng gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. – Sự thay đổi nồng độ hormon Estrogen và Progesterone trong chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ: Nồng độ 2 loại hormon này tăng cao là nguyên nhân làm giảm nhu động ruột, gây triệu chứng táo bón. Đây có thể là lý do khiến phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích cao hơn nam giới. – Các yếu tố gây nhiễm trùng đường tiêu hóa: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. – Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiêu hóa Mỹ đăng trên tạp chí Gastroenterology, khoảng 2% bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích sở hữu gen SCN5A. Những bệnh nhân này thường bị rối loạn chức năng kênh Na, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình co bóp ở đường ruột. Dùng lá ổi giảm bớt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích có thể chữa được không? Thật tiếc rằng, hội chứng ruột kích thích là một bệnh mãn tính. Ngày nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đưa ra cách điều trị hoàn toàn tất cả các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục phần lớn những khó khăn mà hội chứng mang lại, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách áp dụng một số mẹo dưới đây. Mẹo chữa hội chứng ruột kích thích đơn giản và hiệu quả Ăn cháo củ sen Củ sen là nguyên liệu tự nhiên giàu Vitamin C, Vitamin B, chất xơ và các chất điện giải. Do đó, ăn củ sen thường xuyên là một phương pháp hữu ích trong việc kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện chức năng tiêu hóa. Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 40g củ sen được thái nhỏ, 60g gạo tẻ và đậu váng trắng được rửa sạch. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, nấu thành cháo. Nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi thưởng thức. Ăn củ sen thường xuyên kích thích nhu động ruột, hiệu quả với hội chứng ruột kích thích Uống nước sung nướng Quả sung là thực phẩm quen thuộc giàu Vitamin và chất xơ có lợi cho hoạt động tiêu hóa. Nếu bạn sử dụng thường xuyên bài thuốc dân gian từ quả sung, tình trạng táo bón sẽ thuyên giảm đáng kể. Cách thực hiện mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng quả sung như sau: Rửa sạch 3 – 4 quả sung bằng nước muối. Nướng quả sung trên bếp than đến khi cháy xém. Dùng quả sung đã nướng để hãm với nước sôi. Bạn có thể cho thêm mật ong hoặc đường để dễ uống hơn. Uống nước nghệ tươi Thành phần chính có trong củ nghệ là Curcumin, có tác dụng kháng khuẩn. Do đó, bạn có thể sử dụng nghệ để loại bỏ các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Điều này giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và khắc phục các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Cách thực hiện: Sử dụng nghệ tươi, cạo vỏ và rửa thật sạch. Dùng máy xay để xay nhuyễn nghệ, sau đó chắt lấy phần nước cốt. Uống trực tiếp nước cốt nghệ, có thể cho thêm mật ong để dễ uống hơn. Sử dụng nước nghệ 2 lần/ ngày và trước các bữa ăn. Nhai lá cây lược vàng Cây lược vàng là nguồn dược liệu chứa nhiều thành phần tốt cho các hoạt động của cơ quan tiêu hóa như Flavonoid, Vitamin B, Vitamin C,… Do đó, nếu bạn sử dụng thường xuyên cây lược vàng, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích sẽ dần thuyên giảm. Bạn có thể áp dụng mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng các cách sau: Cách 1: Nhai lá cây lược vàng trước mỗi bữa ăn để hấp thu trực tiếp các dưỡng chất từ lá cây. Cách 2: Hãm nước: Cắt lá cây lược vàng đã rửa sạch thành những phần nhỏ, đun sôi với nước. Bạn có thể chiết nước đó để uống trong ngày. Cách 3: Ngâm rượu bằng lá cây: Rửa sạch lá cây rồi đập dập, cắt thành những miếng nhỏ, bỏ vào bình rượu để ngâm khoảng 15 – 20 ngày. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 cốc rượu nhỏ trước bữa ăn. Sử dụng cây lược vàng thường xuyên giúp giảm bớt rõ rệt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích Uống nước lá nổi hãm Thành phần chính có trong lá ổi là Flavonoid – một hoạt chất tự nhiên có tác dụng kháng viêm, giảm thiểu cơn đau và giúp hạn chế triệu chứng tiêu chảy. Đó là lý do vì sao sử dụng lá ổi đã trở thành bài thuốc dân gian trong công cuộc chữa trị hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể áp dụng mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng lá ổi một cách đơn giản như sau: Thu hoạch khoảng 45 – 50 búp lá ổi non, rửa sạch bằng nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất và vi khuẩn. Cho búp ổi vào nồi nhỏ, đổ một lượng nước vừa đủ rồi đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước để uống trong ngày. Uống nước hoa chuối Hoa chuối là thực phẩm thông dụng ở nước ta. Với hàm lượng chất xơ cao, hoa chuối giúp kích thích quá trình co bóp ở đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón. Bạn có thể sử dụng hoa chuối để khắc phục triệu chứng táo bón ở người mắc hội chứng ruột kích thích như sau: Thái mỏng hoa chuối, ngâm với nước muối để hoa chuối không bị đen. Rửa sạch hoa chuối rồi cho vào nồi, đổ vừa đủ nước, đun sôi khoảng 10 – 15 phút. Gạn lấy nước và uống trong ngày. Uống trà gừng Trà gừng là thức uống quen thuộc trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là hội chứng ruột kích thích. Nếu bạn sử dụng trà gừng đều đặn, tình trạng khó tiêu sẽ dần thuyên giảm. Cách tiến hành: Sử dụng gừng tươi, cạo vỏ, rửa thật sạch. Đập dập gừng hoặc thái thành từng lát mỏng. Hãm với lượng nước sôi vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút. Uống khi trà còn ấm. Trà gừng giúp giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu do hội chứng ruột kích thích gây nên Uống nước gạo rang Nước gạo rang có khả năng bù nước và các khoáng chất, giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy. Đồng thời, nước gạo rang còn có công dụng tuyệt vời trong việc thải trừ các chất độc hại ở đường ruột. Từ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Cách tiến hành: Rang gạo đến khi chuyển sang màu vàng và có mùi thơm. Đổ thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 5 – 10 phút. Chắt nước ra cốc và uống trong ngày. Chườm nóng bụng Khi bạn chườm nóng, thân nhiệt sẽ dần tăng lên. Từ đó, các cơ và dây chằng trong cơ thể bạn giãn ra, giảm kích thích thần kinh. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đầy hơi một cách đáng kể. Chuẩn bị túi chườm hoặc chai nước nóng. Chườm nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại ở phần bụng và quanh rốn. Thực hiện đến khi triệu chứng sôi bụng thuyên giảm. **Tham khảo thêm về hội chứng ruột kích thích và các mẹo giảm bớt triệu chứng trong video sau:    Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc hội chứng ruột kích thích Bên cạnh việc áp dụng mẹo chữa hội chứng ruột kích thích, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh để điều hòa hoạt động của đường ruột. Chế độ ăn uống hàng ngày Theo nhận định của các chuyên gia, chế độ ăn uống là yếu tố mật thiết liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Do đó, lên kế hoạch cho một thực đơn lành mạnh sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh lý này. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ ngày. Ghi chép lại nhật ký ăn uống để xác định được các thực phẩm phù hợp hoặc gây kích ứng với cơ địa của bản thân. Áp dụng chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây… giúp cải thiện triệu chứng táo bón. Bổ sung thêm sữa chua hoặc men vi sinh để cung cấp lợi khuẩn cho quá trình tiêu hóa. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu protein… gây khó tiêu; các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt, cafe… Chế độ luyện tập Các bài tập thể dục thể thao sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Các bài tập đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà như: ☛ Đi bộ: Đi bộ 30 – 40 phút/ngày có tác động nhẹ nhàng đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Từ đó, quá trình co bóp ở đường ruột được cải thiện đáng kể. ☛ Yoga: Các động tác yoga tập trung vào phần bụng dưới sẽ là những bài tập lý tưởng dành cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Các bài tập này giúp thúc đẩy quá trình thải khí, điều hòa nhu động ruột. Bên cạnh đó, trong quá trình luyện tập, cơ thể bạn được thư giãn, có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu. Một số bài tập yoga bạn có thể tham khảo như: tư thế em bé, tư thế cây cầu, bài tập thở… Tràng Phục Linh PLUS – sản phẩm hiệu quả dành cho người bị hội chứng ruột kích thích Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thấu hiểu nỗi niềm đó, công ty Y dược Quốc Tế IMC đã cho ra mắt thực phẩm chức năng Tràng Phục Linh PLUS giúp hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc hội chứng ruột kích thích. Tràng Phục Linh PLUS – sản phẩm hiệu quả dành cho người bị hội chứng ruột kích thích Tràng Phục Linh PLUS là thành quả của sự kết hợp giữa công nghệ y học hiện đại và y học cổ truyền. Các hoạt chất chính trong sản phẩm là Immune Gamma, Bạch truật và Bạch phục linh. Trong đó, Immune Gamma là chế phẩm công nghệ được chuyển giao từ công ty Biotech Research Institute (Hoa Kỳ). Immune Gamma có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và tái tạo lớp niêm mạc ruột. Tác dụng chính của Tràng Phục Linh PLUS: Loại bỏ các tác nhân xấu ảnh hưởng đến đại tràng như virus, vi khuẩn. Tạo nguồn nguyên liệu giúp lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, đồng thời giúp cải thiện lớp niêm mạc ruột. Từ những lý do trên, Tràng Phục Linh PLUS sẽ trở thành sự lựa chọn phù hợp nhất đối với người bệnh bị mắc hội chứng ruột kích thích. Tài liệu tham khảo: https://www.benhvien108.vn/benh-nhan-mac-hoi-chung-ruot-kich-thich-can-chu-y-nhung-gi.htm https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5453305/ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/irritable-bowel-syndrome/symptoms-causes/syc-20360016 Cao Đắc Khoa

13 cách chữa sôi bụng đơn giản, hiệu quả bạn nên biết

Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng sôi bụng, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì nhiều người còn tìm hiểu cách chữa sôi bụng bằng các mẹo dân gian.  Ưu điểm của những mẹo này là dễ tìm nguyên liệu, áp dụng tại nhà đơn giản.  Thế nào là sôi bụng? Nguyên nhân gây sôi bụng Sôi bụng là hiện tượng dễ gặp, đó là những âm thanh được tạo ra do sự di chuyển của thức ăn cùng với khí và dịch vị trong lòng ống tiêu hóa. Bình thường, hiện tượng sôi bụng thường xuất hiện khi đói và nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Triệu chứng sôi bụng thường đi kèm với các dấu hiệu: Chướng bụng, đau lưng, ăn không ngon, đau quặn bụng từng cơn, cơn đau bụng có thể kèm với muốn đi đại tiện.. Sôi bụng được chia ra làm 2 loại Sôi bụng sinh lý Sôi bụng khi nhìn thấy các món ăn hấp dẫn, khi bụng đói ngửi thấy mùi thức ăn Soi bụng không kèm theo các triệu chứng đau bụng, chướng bụng Sôi bụng nhưng không chán ăn, mệt mỏi Sôi bụng bệnh lý Sôi bụng bất cứ lúc nào Sôi bụng, đau bụng sau khi ăn Cảm giác muốn đi đại tiện sau khi ăn Người sôi bụng kèm cảm giác chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn… Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng sôi bụng, tuy nhiên các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sôi bụng không thể không kể đến như: Do hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, các virus, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập, tấn công vào cơ thể đi vào đường ruột, tiêu diệt các lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ men vi sinh, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây lên tiêu chảy. Những thực phẩm không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm, hư hỏng, ôi thiu sẽ gây ra tình trạng ngộ độc, đi ngoài, sôi bụng tiêu chảy. Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến đường ruột, tiêu diệt hết vi khuẩn có hại, gây rối loạn tiêu hóa Những trường hợp không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa Fructose – loại đường được tìm thấy trong các loại trái cây và mật ong thì rất dễ dẫn đến sôi bụng tiêu chảy. Triệu chứng không dung nạp Lactose thường xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút -2 tiếng, người bệnh thường có biểu hiện: Khó tiêu, sôi bụng, tiêu chảy, buồn nôn…. khi ăn những sản phẩm chế từ sữa. Sôi bụng cũng có thể xảy ra với những trường hợp mắc những bệnh lý về tiêu hóa: Đại tràng co thắt, viêm đại tràng cấp và mạn tính… Cách chữa sôi bụng đơn giản 1. Chữa sôi bụng từ lá mơ lông Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng lá mơ lông trong điều trị các triệu chứng liên quan tới hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong y học hiện đại đã nghiên cứu lá mơ chứa các thành phần hóa học như: Protein, Caroten, Vitamin C và tinh dầu… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa như: Viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích… Có thể trị sôi bụng từ lá mơ lông bằng cách: Lá mơ lông: 50g Rửa sạch, thái nhỏ Trộn với 2 lòng trắng trứng gà cùng gia vị Có thể đem hấp cách thủy hoặc chiên với nồi chiên không dầu Sử dụng khi nóng để át đi vị đắng 2.Chữa sôi bụng từ lá tía tô Lá tía tô là loại rau gia vị trong các món ăn hằng ngày rất dễ kiếm, có mùi thơm. Theo Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm không chỉ có tác dụng giải trừ cảm mạo, sổ mũi, hen suyễn mà còn giúp cải thiện chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu, ngộ độc thức ăn rất hiệu quả. Mẹo giảm sôi bụng bằng lá tía tô như sau: Cách 1: Nước tía tô Lá tía tô: 30gr Đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng vớt ra để ráo nước và xay nguyễn, lấy lưới lọc vắt lấy nước Uống nước tía tô cho đến khi triệu chứng sôi bụng cải thiện Cách 2: Nấu cháo tía tô Cháo tía tô là món ăn thông dụng thường được dùng để giải cảm, sổ mũi, tuy nhiên đó còn là món ăn giúp cải thiện chứng sôi bụng rất hữu hiệu mà mọi người có thể áp dụng. Cách chế biến món cháo tía tô như sau: Vo gạo và nấu thành cháo, có thể nấu cháo thịt để thêm bổ dưỡng Lá tía tô, hành hoa rửa sạch thái nhỏ Khi cháo chín, cho gia vị và tía tô, hành hoa quấy đều múc ra bát thưởng thức 3.Chữa sôi bụng từ gừng từng tươi Theo y học dân gian, gừng là loại thảo dược có tính ấm, vị cay, giúp chữa phong hàn, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn huyết dịch, các khoa học hiện đại nghiên cứu cho thấy các enzyme có trong gừng tươi có tác dụng phân hủy protein trong thức ăn và chống dị ứng rất tốt. Bởi vậy, người ta thường sử dụng loại gia vị này để điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa từ đó giúp thức ăn di chuyển dễ dàng, giảm được chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu. Để chữa sôi bụng bằng gừng, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Cách 1: Lấy 1 nhánh gừng nhỏ rửa sạch, gọt vỏ, sau đó giã lấy nước Dùng nước gừng pha với 150ml nước ấm, thêm chút mật ong rồi quấy đều Thưởng thức trà gừng mật ong mỗi ngày vào lúc sáng sớm sẽ giúp giảm chứng sôi bụng rõ rệt Cách 2: Lấy 1 nhánh gừng, rửa sạch, gọt vỏ rồi thát lát Dùng 2-3 lát gừng vừa thái cho vào cốc chế thêm nước đun sôi và đậy nắp vài phút Bỏ thêm 1 thìa mật ong, 2 thìa nước cốt chanh khuấy đều với nước ấm rồi uống Cách 3: Gừng 60g rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ Cho lên chảo rang nóng lên Bọc gừng vừa rang vào 1 lớp vải xô mềm Đắp lên phần bụng quanh rốn khoảng 1 giờ Hết nóng lại làm lại các bước trên Triệu chứng sôi bụng, đầy bụng sẽ cải thiện rõ rệt 4.Chữa sôi bụng từ quế Từ xa xưa, quế được biết đến như một loại gia vị tăng thêm phần hấp dẫn của món ăn. Ngoài ra, quế còn là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh vặt, trong đó có các chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bởi quế có tác dụng đào thải các khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, tránh được cảm giác sôi bụng, ì ạch Để chữa sôi bụng bằng quế, bạn có thể áp dụng cách sau: Cách 1: Sử dụng 1/2 thìa bột quế hòa cùng 250ml nước sôi Khuấy đều cho bột quế tan trong nước Chắt lấy nước cốt và uống sau khi ăn Cách 2: 1/2 thìa bột quế hòa cùng 200ml sữa ấm Khuấy đều và uống khi bị sôi bụng, chướng bụng 5.Cải thiện sôi bụng bằng- vỏ quýt, cam ( trần bì) Trần bì còn có tên khác là thanh bì (làm từ vỏ quýt xanh), trần bì (vỏ quýt chín). Trần bì được bào chế theo cách như rửa sạch và phơi khô hoặc có thể dùng sống hoặc sao vàng.Theo y học dân gian trần bì có mùi thơm nhẹ, vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng hành khí, hòa vị, giúp chữa nôn mửa, khó tiêu, đầy bụng, sôi bụng, tiêu chảy, giảm ho đờm. Để giảm sôi bụng bằng trần bì, bạn có thể áp dụng theo cách: Cách 1: Lấy lượng trần bì vừa đủ: 1 nhúm hãm với nước sôi khoảng 15 phút. Cho vào cốc và hãm với nước sôi khoảng 10 phút và dùng khi nước trà hãm trần bì vẫn còn ấm nóng Cách 2: Bạch truật (thổ sao): 12g, Phòng phong (sao): 8g, Bạch thược (sao): 8g, Trần bì (sao): 6g. Cách thực hiện: Tất cả đem tán bột, hoàn thành viên với mật ong, mỗi lần uống 4-6g, ngày uống 2-3 lần Hoặc đem sắc kỹ với 3 bát nước, đến khi chỉ còn khoảng 1 bát thì chắt lấy nước để uống 1 – 2 lần trong ngày. 6. Dùng nước gạo Uống nước gạo rang là một cách hữu hiệu có thể làm sạch đường ruột của bạn. Từ xa xưa, trong các bài thuốc Đông y đã sử dụng nước gạo rang để cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ tình trạng sôi bụng, đầy bụng, đầy hơi tiêu chảy khá an toàn và hiệu quả. Để giảm sôi bụng bằng nước gạo rang, bạn có thể áp dụng theo cách: Gạo tẻ hoặc gạo lứt: 100g Đen vo sạch và rang vàng thơm Cho 1 lít nước vào phần gạo đã rang và đun sôi, sau đó vặn nhỏ lửa liu riu đến khi nước cạn còn khoảng 500ml Chắt lấy nước uống 2-3 lần/ ngày Nên uống sau khi ăn 7. Dùng củ riềng chữa sôi bụng Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng. Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi, sôi bụng. Để giảm sôi bụng bằng củ riềng, bạn có thể thực hiện theo cách: Riềng tươi rửa sạch, cạo vỏ và thái lát đem phơi khô và xay nghiền thành bột Cho bột riềng vào bát to và bỏ thêm mật ong trộn đều đến khi vo thành viên bằng ngón tay Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên sau bữa ăn 8.Sử dụng tỏi chữa sôi bụng Trong tỏi có chất allicin được xem là chất kháng sinh tự nhiên có khả năng chống chọi lại vi khuẩn. Ngoài ra hàm lượng các chất: Glucogen, chất fitonxit, aliin, vitamin, và khoáng chất, chống oxy hóa cao góp phần giảm cholesterol trong máu và hỗ trợ khôi phục hệ tiêu hóa tốt cho cơ thể của bạn, giảm tình trạng sôi bụng, chướng bụng, đầy hơi khó tiêu… Cách dùng tỏi chữa ợ hơi sôi bụng Cách 1: Bọc tỏi vào giấy bạc rồi sau đó nướng trên bếp. Tỏi chín tháo giấy bạc và đặt tỏi trong một miếng gạc nhỏ đặt lên rốn. Massage da vùng bụng với miếng gạc tỏi  từ 10-15 phút. Lượng hơi đang tồn đọng trong ruột có thể được giải phóng một cách nhanh chóng khiến bạn thoát khỏi cảm giác chướng bụng, sôi bụng Cách 2: Tỏi sống bóc vỏ, đập dập hoặc xay nhuyễn 3-4 nhánh Cho thêm nước và chắt lấy nước tỏi. Uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm để uống. Nếu nước tỏi có mùi quá khó chịu và khó uống thì bạn có thể pha nước tỏi với nước trà đặc, hoặc thêm một chút mật ong để uống kèm mà vẫn đảm bảo tác dụng của tỏi Mỗi ngày nên uống 2 lần 9. Trị sôi bụng đầy hơi bằng nước chanh bạc hà Trong các bài thuốc dân gian mà cha ông lưu truyền lại, lá bạc hà được coi là vị thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày rất tốt, trong đó có đầy bụng khó tiêu. Bạc hà được kết hợp với chanh thì chúng có tác dụng kích thích đường ruột, giảm triệu chứng sôi bụng đầy hơi hiệu quả. Cách thực hiện: Sử dụng 3-4 lá bạc hà đem rửa sạch, xay nhuyễn Vắt lấy 2 thìa nước cốt chanh Cho bạc hà và nước chanh vào cốc nước lọc, thêm lượng đường vừa đủ Khuấy đều sử dụng 10. Chữa sôi bụng đầy hơi bằng sữa chua Sữa chua là quá trình lên men tự nhiên bởi các vi khuẩn lactic, đây là một loại vi khuẩn rất có lợi cho sức khỏe con người. Bởi trong sữa chua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như canxi, kẽm, các loại vitamin, axit lactic và probiotic giúp ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm axit cho dịch dạ dày, kích thích cảm giác thèm ăn, thúc đẩy nhu động ruột, giúp ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn, tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, phòng chống được chứng táo bón. Ngoài ra sữa chua là loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp làm giảm cảm giác sôi bụng đầy hơi hiệu quả và an toàn. Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi lactobacillus và lactic, có tác dụng kích thích khả năng tiêu hoá, giảm sự tích luỹ khí trong dạ dày. Lưu ý, nên sử dụng sữa chua trắng, không đường để điều trị chứng sôi bụng đầy hơi để có thể phát huy hiệu quả tối đa. 11.Giảm sôi bụng đầy hơi bằng cách chườm nóng Chườm nóng là phương pháp trị liệu giúp thân nhiệt tăng, giãn các cơ, dây chằng và giảm kích thích thần kinh, loại bỏ tình trạng đầy hơi sôi bụng một cách nhanh chóng Cách thực hiện phương pháp chườm nóng: Chuẩn bị nước gạo rang ấm hoặc là nước ấm Dùng khăn tắm thấm nước hoặc là dùng túi chườm giữ nóng Nhẹ nhàng chườm trực tiếp lên bụng và một số khu vực quanh rốn, nhẹ nhàng lăn qua lăn lại Thực hiện mỗi lần khoảng 5 – 10 phút Lặp lại nhiều lần đến khi không còn cảm giác sôi bụng 12. Cách chữa sôi bụng đầy hơi bằng cách massage bụng Massage bụng là phương pháp rất tốt  cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Massage bụng giúp loại trừ áp lực trong bụng, đồng thời làm cho hoạt động co bóp của nhu động ruột trơn tru hơn, thúc đẩy tiêu hóa tốt, tránh được đầy hơi, sôi bụng. Hướng dẫn thực hiện massage bụng: Ngồi hoặc nằm thẳng lưng Áp nhẹ 2 lòng bàn tay lên bụng vùng thượng vị- trên rốn và phần dưới bụng – dưới rốn Bắt đầu massage nhẹ nhàng qua lại qua 2 bên, sau đó lan dần ra xung quanh. Thực hiện nhẹ nhàng liên tiếp trong vòng 2 phút cho đến khi ợ hơi và tình trạng sôi bụng biến mất. Bạn có thể kết hợp thoa dầu nóng trong lúc massage bụng để tăng hiệu quả. 13.Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học lành mạnh cải thiện chứng sôi bụng Thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị giảm thiểu tình trạng sôi bụng. Chính vì vậy để ngăn ngừa chứng sôi bụng, bạn nên duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh theo gợi ý dưới đây: Nên làm: Chú ý nên uống nhiều nước giúp dạ dày bớt hiện tượng kêu ùng ục, do nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. Khi xuất hiện tình trạng sôi bụng, nên ăn nhẹ khi đó dạ dày báo hiệu cơ thể cần dung nạp thức ăn. Khi ăn uống nên nhai chậm, nhai kĩ bởi nó giúp giảm lượng không khí bị nuốt vào, ngăn ngừa khí và rối loạn tiêu hóa. Không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa giúp kiểm soát các tiếng sôi bụng sau ăn. Nên ăn các thực phẩm lên men tự nhiên như dưa chua, kim chi, sữa chua để củng cố hệ lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm bớt tình trạng đầy hơi. Nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, stress gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa. Vận động nhẹ sau ăn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nên tránh: Nên hạn chế các loại đồ uống có ga, chất kích thích bởi nó làm gia tăng lượng khí trong đường tiêu hóa. Hạn chế đồ ngọt, nhiều đường và những thực phẩm có tính axit, các chất béo, đồ chiên, rán… Không nên ăn khuya và sát giờ đi ngủ, hãy ngồi tại chỗ nghỉ ngơi khoảng 30 phút hoặc đi dạo nhẹ nhàng để hỗ trợ hoạt động tiêu hóa của đường ruột. Tràng Phục Linh PLUS- giảm sôi bụng, khỏe tiêu hóa Trên đây là những cách làm đơn giản giúp giảm tình trạng sôi bụng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thời gian thực hiện, song song với việc phòng ngừa bằng cách thiết lập chế độ sinh hoạt, ăn uống, để giúp giảm các kích thích gây co thắt đại tràng, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng co thắt như: Chướng bụng, đầy hơi, sôi bụng, đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân sống, phân nát và hỗ trợ phục hồi niêm mạc đường tiêu hóa người bệnh có thể sử dụng Tràng Phục Linh PLUS. Tràng phục linh plus

Loading...